Nữ doanh nhân hoàn toàn có thể vừa kinh doanh thành công, vừa có cuộc sống hạnh phúc

Chìa khóa cho con đường sự nghiệp của nữ doanh nhân được kỳ vọng ở hành động “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững” và “Dẫn dắt doanh nghiệp gia đình chuyển đổi trong thực tế mới”.

Đây cũng là hai phiên thảo luận chính của iễn đàn Doanh nhân Nữ 2023 với chủ đề “Kinh doanh bền vững – Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp do nữ làm chủ”, diễn ra chiều ngày 22/9. Chương trình do Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) phối hợp Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức tại Hà Nội.

Theo Ban tổ chức, diễn đàn được mở ra nhằm thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của các bên, qua đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 và Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025”.

Trong lĩnh vực kinh tế, việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ trong kinh tế chính là động lực cho phát triển bền vững và phát huy sức sáng tạo, thế mạnh, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng gần 880.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng 20 – 24% tổng số doanh nghiệp cả nước, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã góp phần tạo ra giá trị của cải vật chất, nguồn thu nhập quan trọng cho kinh tế – xã hội của đất nước.

Đặc biệt, các xu hướng phát triển bền vững lớn là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và đào tạo thế hệ tương lai… là những chủ đề quan trọng nhất trong chiến lược về môi trường và phát triển bền vững của Chính phủ, các doanh nghiệp và toàn xã hội”.

“Đại diện cho WeLead, tôi chắc chắn rằng trong thời gian tới, nếu các nữ doanh nhân biết tận dụng và phát huy hết tiềm năng để nâng cấp bản thân và doanh nghiệp của mình thì khi đó, họ không chỉ thành công về kinh tế mà còn có cuộc sống hạnh phúc, đóng góp cho một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững hơn”.

Tại Diễn đàn, ông Filip Graovac, Phó trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam cũng chia sẻ về quan điểm và hoạt động thiết thực trong khuôn khổ dự án Go Digital ASEAN của Quỹ nhằm hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp do nữ làm chủ, doanh nghiệp gia đình, hướng tới kinh doanh bền vững.

Trong đó, ông Filip Graovac có nhắc đến cô Trần Thị Tới, hiện đang là chủ cửa hàng hải sản Hoài Tới tại tỉnh Thanh Hóa. Cô Tới bắt đầu kinh doanh hải sản từ năm 2017 bằng nghề buôn bán nhỏ lẻ, bằng nguồn vốn và chính kinh nghiệm của mình để kiếm sống.

Tháng 10/2020, cô đã tham gia khóa đào tạo của Go Digital ASEAN. Sau đó, cô nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng công nghệ mới, áp dụng những gì đã học trong khóa đào tạo vào hoạt động kinh doanh của mình rất hiệu quả. Minh chứng là, doanh thu từ năm 2021 – 2022 tại cửa hàng của cô đạt khoảng 350 – 400 triệu đồng mỗi tháng, tăng mạnh so với năm 2019 (100 – 150 triệu đồng/tháng).

Ngoài ra cô đã học thêm được nhiều kỹ năng bán hàng online thông qua Zalo và Facebook. Hiện tại, cô Tới đã có thể giao bán hàng trên mạng xã hội bằng cách livestream quảng bá sản phẩm (hải sản, chả giò, hàng đông lạnh), thu hút đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh. Cô thậm chí còn học cách sử dụng Google Maps để vận chuyển sản phẩm của mình tới người mua.

Không gì là không thể, mỗi một doanh nghiệp do nữ làm chủ đều có thể tự mình vươn cao và phấn đấu phát huy hết tiềm năng mình có và đạt đến sự toại nguyên bền vững. Họ tự tin, hãnh diện và tự hào với con đường đã chọn.

Đại diện Viện Phát triển bền vững và Kinh tế sô tham gai tại sự kiện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *