InDE kết hợp với sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Nam Định triển khai chương trình chuyển đổi số theo nghị định 80 của bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
InDE tham gia Hội thảo “Lộ trình và giải pháp chuyển đổi số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” tại Nam Định. Tại đây đại diện InDE đã chia sẻ về Vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu về giải pháp truy xuất nguồn gốc.
Toàn cảnh hội thảo
Hội thảo “Lộ trình và giải pháp chuyển đổi số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định với sự tham gia của trên 60 đại biểu tham gia. Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số chia sẻ, giới thiệu về một số chính sách của Chính phủ, của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động chuyển đổi số…
Là đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số với nhiều năm kinh nghiệm, InDE tham gia sự kiện để chia sẻ về vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Theo anh Nguyễn Văn Chính – Trưởng ban chuyển đổi số, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp hiện nay. Lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Có 4 công nghệ tiêu biểu gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud), ngoài ra thì chuỗi khối (Blockchain) cũng là công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Anh Nguyễn Văn Chính – Trưởng ban chuyển đổi số chia sẻ tại hội thảo
Nói về công nghệ chuyển đổi số ngành nông nghiệp, cụ thể là giải pháp truy xuất nguồn gốc, anh Chính cho biết: mục đích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm là để doanh nghiệp công khai minh bạch thông tin hàng hóa, từ đó giúp nhận diện cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, nhận diện nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh không an toàn cho người tiêu dùng. Khi ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp được chứng nhận đáp ứng yêu cầu sản phẩm để lưu hành trong nước và quốc tế và được phép tích hợp với hệ thống truy xuất quốc gia. Thực tế tại nhiều tỉnh thành đã ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản “điểm” của địa phương để đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm.