Với vai trò thúc đẩy và khuyến khích các sáng kiến, dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ Việt Nam, thúc đẩy các tiêu chí phát triển bền vững, quản trị doanh nghiệp tốt hơn trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các sáng kiến dựa trên tiêu chí sáng tạo, khả năng triển khai, nhân rộng và mức độ cam kết, nâng cao sinh kế cho người lao động, Viện Phát triển bền vững và Kinh tế số đã đồng hành hỗ trợ tư vấn nhiều dự án khởi nghiệp, sáng kiến của các bạn trẻ Việt Nam. Năm 2024 này, Viện Phát triển bền vững và Kinh tế số (INDE) cũng thẩm định các dự án xuất sắc, đáp ứng các tiêu chí để lựa chọn ra dự án xuất sắc nhất, Dự án đạt được đánh giá cao nhất qua các tiêu chí sẽ được Viện cung cấp gói tư vấn 1:1 và đào tạo chuyên sâu, hỗ trợ các giải pháp marketing, truyền thông trên các nền tảng số nhằm phát triển thị trường và xúc tiến đầu ra cho sản phẩm tốt nhất.

Tháng 10/2024 nhân dịp chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2024, qua các vòng thẩm định được đánh giá kỹ lưỡng dựa trên tiêu chí sáng tạo, tính phù hợp, khả năng triển khai, nhân rộng, cách tiếp cận đổi mới, tính bền vững và mức độ cam kết, Viện Viện Phát triển và Bền vững Kinh tế số (INDE) đã lựa chọn ra dự án xuất sắc nhất: Dự án “ Nâng cao sinh kế cho nông dân với sản phẩm đan lát từ lục bình” của em Phan Lê Quỳnh Như, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.Hồ Chí Minh. Bà Phạm Thị Xuân, Viện trưởng Viện Phát triển bền vững và Kinh tế số cho biết: Đây là một dự án có ý nghĩa thực tế với cộng đồng và giúp đỡ được cho nhiều lao động địa phương đặc biệt là Phụ nữ tiếp nhận công nghệ số để lan tỏa sản phẩm vượt ra khỏi không gian làng quê. Chúng tôi đánh giá cao dự án của Phan Lê Quỳnh Như và sẽ đồng hành cùng em triển khai dự án sâu rộng.

Phan Lê Quỳnh Như tại vùng nguyên liệu lục bình tỉnh Đồng Tháp

Phan Lê Quỳnh Như đã cùng bà con đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Long An, TP.HCM startup những sản phẩm thủ công truyền thống làm từ lục bình thành dự án nâng cao  sinh kế cho bà con nông dân. Bằng hình thức hướng dẫn hỗ trợ bà con cách thức ứng dụng công nghệ số để bán hàng, làm thương hiệu cho các sản phẩm làm từ lục bình như: Túi, giỏ, thảm, dép đi trong nhà, hoa khô… câu chuyện về cô bé Phan Lê Quỳnh Như đã được giới thiệu trên Đài truyền hình Đồng Tháp.

Để thực hiện mong muốn nâng cao sinh kế cho bà con làm nghề đan lục bình, cách nay hơn 1 năm Quỳnh Như đã tiến hành liên kết với nông dân mở  vùng nguyên liệu trồng lục bình tại Thị trấn Mỹ An, và huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp nơi có làng nghề đan lục bình nổi tiếng. Để hiểu hết giá trị của sản phẩm cô gái nhỏ nhắn quê gốc Long An này còn “tầm sư học đạo”, từ đó sáng tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo. Với sự sáng tạo và góc nhìn của một thế hệ lớn lên trong thời công nghệ số, Như đã ứng dụng công nghệ số hướng dẫn bà con nông dân của Đồng Tháp cách thức tạo hình, maketing và bán hàng online. Từ đây giúp họ nâng cao thu nhập trong nghề truyền thống đan lát lục bình. Song song đó, Quỳnh Như đã tạo cửa hàng của riêng mình và liên kết với bà con Đồng Tháp để cùng sáng tạo thật nhiều sản phẩm cung ứng ra thị trường khẳng định tiềm năng kinh tế các sản phẩm lục bình bản địa của Việt Nam thân thiện môi trường và hoàn toàn có thể xuất khẩu.

Phan Lê Quỳnh Như vớt lục bình tại các kênh, rạch của miền Tây

“Em muốn biến những sảm phẩm từ lục bình thành không chỉ là những sản phẩm có giá trị về mặt tiêu dùng mà còn là câu chuyện của ngôn ngữ của tình yêu thương của những ký ức tuổi thơ hồn nhiên, và khát vọng cống hiến từ cộng đồng của giới trẻ Việt Nam”. Khát vọng đó được Quỳnh Như gởi gấm qua từng buổi tập huấn với bà con. Tại xã Mỹ Thọ, có hàng ngàn lao động địa phương làm nghề đan lát lục bình. Bà con chăm chỉ cần mẫn với nghề rất cần thị trường đầu ra cho sản phẩm nhất là quảng bá đến du khách quốc tế về sản phẩm OCOP của địa phương mình thành quà tặng đối ngoại. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các cơ sở trong làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình của huyện Cao Lãnh. Dự án nâng cao sinh kế cho nông dân của cô gái nhỏ đến từ TPHCM với mong muốn tiếp cận hàng trăm ngàn nông dân tạo ra mạng lưới để bà con yên tâm sản xuất. Tham gia dự án bà con được hỗ trợ mẫu thiết kế, hỗ trợ phân phối bán hàng và truyền thông maketing để sản phẩm trở thành chủ lực từ đó làm thương hiệu cho sản phẩm lục bình, tạo thị trường và sinh kế bền vững cho làng nghề.

Phan Lê Quỳnh Như cùng bà con nông dân tại Đồng Tháp đan sản phẩm từ lục bình

Dự-án-khởi-nghiệp_Quỳnh Như

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *